• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full HAI THẾ KỶ- -phần tiếp theo Những ngày cuối tháng 4 (3 Viewers)

  • Chương 9. KỊCH ĐÃ BẮT ĐẦU (P2)

Không biết tôi đã ngủ bao nhiêu lâu, âm thanh của máy điều hoà rò rò trong óc, cảm giác ấm cúng lùa từ bàn chân lên tận ngực, lờ mờ tôi nhận ra Phong.

- Phong làm Kiệt thức giấc?

- Không, cảm ơn Phong, cái mền ấm lắm.

- Kiệt cần ngủ thêm không?

- Đã mấy giờ rồi?

- Chín.

- Ôi, ngủ gần mười tiếng. Mình quên cả ngày tháng rồi. Hôm nay ngày mấy rồi?

- 12.12

- Phi đã thức chưa?

- Phi thức rồi, đang chạy bộ quanh công viên với Kỳ Nam.

- Ái chà, Kiệt cần phải học cách giữ sức khỏe như Phi.

Tiếng cửa mở ra, cả hai người cùng về. Phi hỏi.

- Hai anh em ăn gì chưa? Mình ra nhà hàng ăn được không? Kỳ Nam em thích ăn gì?

- Ôi không, - tôi nói - Anh có lòng tốt thì chúng ta ăn vội ở đây. Phong này, đã lâu rồi chúng ta chưa tắm chung nhỉ?

- Phong hiểu.

- Phi, tôi mượn phòng tắm của anh trong một giờ. Phong xả nước nóng vào bồn dùm.

***

Đã thật lâu, hai người chúng tôi chưa tắm cùng nhau như thời còn trẻ dại, bốn đứa con trai chúng tôi vẫn thường chuyển không gian đàm đạo vào... nhà tắm. Như mọi đứa trẻ, tuổi thơ của chúng tôi đều có những thứ ấu trĩ của một người chưa trưởng thành: ham vui. Thật ra, đến giờ tôi xét thấy mình vẫn còn ham vui. Tôi xem đó là dấu hiệu tốt của một người sẽ... sống thọ. Biết đâu được.

Phong thông báo nước nóng đã đầy vào bồn.

Vừa ngâm mình vào bồn, tôi phấn chấn lại ngay, vì da thịt được dòng nước massage, nhà Phi có cái bồn tắm thủy lực, nước luôn đẩy mạnh ra để làm thư giãn gân cốt. Phong hiểu ý tôi, anh vào ngay vấn đề.

- Kiệt đã nhận ra điều gì ở cái rương kia?

- Phong là người duy nhất được nhìn thấy thầy làm cái rương đó. Nó có bí mật gì thì hẳn Phong vẫn còn nhớ. Nếu Phong không nhớ, thì hẳn nó còn nằm trong ký ức của Kiệt.

- Phong chỉ nhìn thấy thầy với chiếc rương, nhưng Kiệt còn nhớ, nó nằm trên gác xếp của thầy nhiều năm mà chúng ta chưa từng mảy may với nó.

- Đơn giản, nó chưa bao giờ được chú ý.

- Kiệt có ấn tượng gì với nó?

- Khi nhìn thấy nó đêm qua, Kiệt đã ngờ ngợ, một thứ ký ức nào đó rất ấn tượng mà mình đã quên. Tiếng lách cách khi chiếc rương mở ra, nó rất quen thuộc.

- Kiệt không hối hận chứ?

- Luôn có Phong bên cạnh mà, đây là cách tốt nhất để tìm về ký ức. Phong còn cách nào tốt hơn không?

- Vậy chúng ta bắt đầu.
Ngày đó lại Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, nơi linh thiêng nhất với người Tây Tạng là cung điện Potala nằm trên đỉnh Hồng Đồi, Red Mountain, quanh nó là những đỉnh núi cao tuyết trắng phủ quanh năm. Những mái đầu già giặn nhất nơi đây đã dạy rằng nó là nơi ngự trị của Quán thế Âm Bồ Tát, ngài từng chuyển thế nhiều lần dưới danh hiệu Đạt Ma. Quanh đỉnh núi này là hai đỉnh núi khác, nơi ngự trị của Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Cả ba vị đều được xem là linh thần trấn giữ thủ phủ Lhasa.

Bên dưới cung điện Potala, người tăng nhân im lặng dẫn đường, một mật đạo ăn sâu vào núi do nhiều đời tăng nhân Mật Tông xây dựng. Không một ai, trừ họ, biết được sự tồn tại của nó. Và nơi đây cũng là nơi trú ngụ của đức Đạt Lai Lạt Ma khi đạo quân của Mao Trạch Đông kéo lên xâm lược Tây Tạng.

Thân phận Tây Tạng cũng đáng thương như Việt Nam, nằm ở vị trí bản lề. Nếu Việt Nam là vị trí bản lề bước vào vùng Đông Nam Á, thì Tây Tạng là khu vực bản lề bước vào vùng Tây Á và Nam Á. Do đặc tính bản lề đó, mà nhiều thế hệ cai trị Trung Quốc muốn chiếm được nó và biến nó thành vùng trái độn quân sự, nhằm chặn sự xâm lược từ bên ngoài.

Tâm thức của lãnh đạo Trung Hoa mắc chứng tự ti về lịch sử. Một mặt, họ tự hào về nền văn hóa mạnh mẽ; mặt khác, lịch sử Trung Hoa là lịch sử bị chia năm xẻ bảy và bị xâm lược từ phương Bắc. Lịch sử đó, thịnh trị chẳng bao lâu. Vì tâm lý sợ hãi sự xâm lược và thiện chiến từ hai tộc người dũng mãnh phương Bắc: Mông Cổ và Mãn Thanh. Nếu Mông Cổ chỉ chiếm được Trung Nguyên chừng hơn một thế kỷ, thì Mãn Thanh chiếm cả Bắc Kinh đến bảy thế kỷ. Nửa giai đoạn đầu là nhà Tống chấp nhận mất phân nửa giang sơn lui về phương Nam lập nên Nam Kinh, còn Bắc Kinh nằm trong tay nhà Kim, nghĩa là trong tay bộ tộc Nữ Chân, tiền thân của dòng dõi Ái Tân Giác La, lập nên 13 triều đại Mãn Thanh sau đó. Dòng dõi này đã sản sinh ra những ông vua có nền học vấn uyên thâm, tài cai trị hơn người, đến mức người dân Trung Quốc thèm thuồng nhận vơ vào là của mình. Ung Chính, Khang Hi và Càn Long.

Và cũng chính triều đại Mãn Thanh đã mang lại cho Trung Quốc bờ cõi mênh mông bát ngát mà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Kinh cứ tiếc nuối. Họ than vãn rằng sau thế chiến thứ hai, Trung Quốc là quốc gia mất đất đai nhiều nhất.

Vì lo sợ bị xâm lược, nên nhiều triều đại nước này đã năng nổ... xây thành, nhằm ngăn cản sức tấn công của những tộc người phương Bắc. Vạn lý trường thành chính là cái tâm lý khiếp nhược trước ngoại xâm của nhiều đời hoàng đế Trung Hoa.

Thật ra, vạn lý trường thành không phải là tòa thành dài ngàn dặm như người ta tưởng tượng. Nó chỉ là những lớp thành chắp vá, gãy khúc ở nhiều nơi, và được xây bởi nhiều thế hệ. Đến thời Cộng sản Bắc Kinh thì phần lớn trường thành đã thành phế tích. Đâu đó, người ta nhận ra trường thành năm xưa chỉ là gò đất chạy dài khắp hoang mạc Tây Bắc. Để củng cố tinh thần dân tộc cực đoan, thế hệ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình quyết định xây dựng một đoạn vạn lý trường thành giả cho dân chúng và khách du lịch tham quan.

Ngày nay, người ta xem hình ảnh vạn lý trường thành trên phim ảnh và tạp chí, mà không biết rằng nó là... đồ giả.

Tâm lý lo sợ bị xâm lược đó, đã khiến Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc xâm lược suốt 20 thế kỷ, trong đó 10 thế kỷ trong vòng lệ thuộc. Vì Việt Nam là nơi duy nhất có thể bước vào Đông Nam Á. May cho những dân tộc vùng Đông Nam Á là Việt Nam dù thức hay ngủ vẫn đưa chân gác cái cổng bước vào Đông Nam Á, khiến bước chân xâm lược của Trung Quốc không thể tiến sâu vào bên trong, nhờ vậy mà vương quốc Phù Nam mới có thể xây dựng được Angkovat và Angkothom, tạo nên cả vùng văn minh rực rỡ.

Tây Tạng cũng thế, lo sợ bị phương Tây xâm lược và nhất là Ấn Độ, nên Mao Trạch Đông năm 1959 xua quân xâm lược Tây Tạng, khiến Đạt Lai Lạt Ma lưu vong. Biến mảnh đất vùng trời thế giới này trở thành thuộc địa của Trung Quốc.

Chính sách đồng hóa của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình vô cùng tàn bạo, chúng bắt những dân tộc Tây Tạng chia ra ở cách vùng Tân Cương, Nội Mông nhằm xóa nhòa bản sắc Tây Tạng. Chúng đẩy người Hán vào Tây Tạng để biến Tây Tạng trở nên Hán hóa. Dân tộc Tây Tạng cũng như tộc Việt năm xưa, có một truyền thống đặc sắc hơn Trung Quốc nên họ không dễ gì bị đồng hóa mà đánh mất bản sắc. Trái lại, họ còn khiến văn hóa Trung Quốc phải ngưỡng mộ văn hóa Tây Tạng.

Đừng quên rằng, từ xưa đến nay, duy nhất chỉ có một dân tộc trên thế giới đồng hóa được người Hoa. Chính là người Việt. Nhiều thế hệ thuyền nhân nhà Minh vì loạn lạc đã cập thuyền vào Đàng Trong, nhiều đời chúa Nguyễn đã thương xót vẻ đói khổ của đám thuyền nhân kia mà cho họ một nơi sinh sống. Sau nhiều đời, những người Minh Hương năm xưa đã tự nhận mình là người Việt.

Ở Tây Tạng cũng vậy, nhiều bậc chân sư cố gắng giữ gìn văn hóa Tây Tạng không bị lai tạp. Cũng may, Phật giáo Tây Tạng là Phật giáo Mật Tông, nên chỉ có một vài người mới biết được bí mật trong phép tu hành của họ.

Ngày hôm nay, họ quyết định truyền lại phong ấn cho Phong. Phong ấn này từng được kể trên những bức tranh Mạn Đà La, về một người giữ gìn tri thức cổ xưa từ vùng khác đến. Trong đó, tôi nhận ra có một phép thôi miên bằng kinh kệ, nhằm đưa con người trở về trạng thái vô thức, sống trong ký ức và quá khứ. Phép tu hành đó, ngày hôm nay, họ sẽ truyền lại cho một trong năm người chúng tôi, là Phong.
 
Last edited by a moderator:

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

HAI CHỊ EM
  • Đông Phương Cẩn 东方瑾
Phần 4 END
HAI NGƯỜI MẸ
  • 绝情绝爱大菠萝
Phần 3 END
Một chạm là say đắm, hai chạm là đấm ngay
  • Đừng chọc cười nữa (Biệt Cảo Tiếu Liễu)
Phần 6 END

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom