• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full HAI THẾ KỶ- -phần tiếp theo Những ngày cuối tháng 4 (2 Viewers)

  • Chương 8. TRƯƠNG VĨNH KÝ (P3)

Hướng ra phía đường Trần Hưng Đạo, Phong và tôi cùng nhìn về ngôi mộ, hàng chữ La Tinh ẩn hiện trong ký ức chúng tôi

FONS VITAE ERUDITIO POSSIDENTIS

Đó là hàng chữ mà chúng tôi buộc phải đọc như lời tuyên thệ khi bước vào hội, "Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó." Nguyên gốc nó từ kinh thánh, phần châm ngôn 16, số 22, "fons vitae eruditio possidentis doctrina stultorum fatuitas" Nghĩa là, Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó, Sự điên dại là hình phạt của những kẻ ngu dốt. Người xây dựng khu nhà mộ này đã hiểu được tầm quan trọng của tri thức, đó phải là một người của hội. Vì lịch sử người Việt là mù chữ, suốt cả mấy ngàn năm nay, chúng ta mù chữ, nếu có chữ viết thì lại là chữ Hán, một thứ tử ngữ, ngôn ngữ chết trên mặt giấy chứ không phải ngôn ngữ sử dụng hằng ngày. Đến khi chữ Nôm xuất hiện thì suốt 5 thế kỷ không ai nghĩ đến việc hoàn thiện nó, để cho đến giờ nó mãi mãi vẫn không hoàn thiện.

Do đó người Việt nhiều đời không quan trọng sách vở, nếu có, chỉ là số rất ít biết chữ. Tri thức của người Việt do đó chỉ truyền đạt bằng truyền khẩu, mà truyền khẩu thì tính chính xác và sự sâu sắc của nó không thể nào lưu lại cho người kế tục.
Nhận thức từ rất sớm điều đó, Trương Vĩnh Ký đã sớm kế tục Alexander Rhodes để hoàn thiện chữ quốc ngữ. Suốt 200 năm kể từ lúc Rhodes tạo ra chữ quốc ngữ cho người Việt năm 1624, đó cũng là thời điểm mà Rhodes đặt chân đến Đà Nẵng. Suốt 27 năm sống cùng người Việt trên khắp Đàng Trong, Rhodes đã có dịp thu thập và ghi chép lại tiếng Việt bằng ký tự La Tinh, nhờ sự thông thoáng của chúa Nguyễn thời đó mà Rhodes vừa truyền đạo vừa hoàn thiện công việc ghi âm lại tiếng Việt. Đến năm 1651, trở về Roma, Rhodes dâng lên đức giáo hoàng ba quyển sách quan trọng còn lưu lại trong thư viện Roma.

Đứng giữa không gian toàn thánh Vatican, Giáo Hoàng Innocentius X lặng lẽ nhìn Rhodes, trầm ngâm, ông hỏi.

- Đức cha đã làm gì suốt 27 năm ở vùng viễn Đông đó? Dân tộc còn dã man kia đã cư xử thế nào trước Chúa Cha và Thánh Thần?

- Thưa đức ngài, những con người hiền lành và lương thiện, họ nhỏ bé và đen đúa. Họ thích cởi trần và đóng khố, trên đầu vấn khăn để tránh cái nóng làm hủy hoại đầu óc mình. Họ đã dần tìm đến đức tin, họ bắt đầu tin vào Chúa, họ đang chắp tay cầu nguyện được xá tội và hướng về nước Chúa.

- Những bước đi kế tiếp, theo cha, sẽ có thể nào niềm tin của Chúa sẽ được truyền vào mảnh đất đó không? Sự khác biệt về ngôn ngữ có là rào cản đến với Chúa Trời không?

- Chẳng bao giờ ngôn ngữ là rào cản, thưa đức giáo hoàng, tôi đã hoàn tất ba bộ sách này, "Từ điển Việt-Bồ-La", "Phép giảng tám ngày" và "Ngữ pháp tiếng Việt" để giúp cho bất kỳ đức cha nào muốn truyền đạo ở vùng viễn Đông kia. Xin đức giáo hoàng nhanh chóng triệu tập những con người thông thái nhất về ngôn ngữ để tôi giảng dạy lại về thứ ngôn ngữ giàu âm sắc này. Đó là mảnh đất cần đến niềm tin về Chúa.

Đức giáo hoàng Innocentius X lặng lẽ gật đầu.

Bước ra khỏi cửa giáo đường, Rhodes nhanh chóng tìm đến ngôi mộ của Galileo Galilei, Rhodes gục đầu trước mộ phần Galileo, nước mắt lưng tròng.

- Người huynh đệ, tôi đã về trễ. Tôi đã không bảo vệ được người, để mặc người anh em bị phỉ báng và đọa đày. Tôi đã tìm ra vùng đất hứa cho chúng ta, những đứa con tự do sẽ tìm về chốn đó. Người anh em hãy tin tôi, sau khi tôi chết, tri thức của chúng ta sẽ bén rễ ở khắp nơi trên toàn cõi địa cầu này.

Thời điểm sau đó 200 năm, Trương Vĩnh Ký lặng người trước những dòng ghi chép của Rhodes, Ký biết rằng, phục hưng dân tộc Việt chỉ có thể bằng con đường hiểu biết và tri thức. Vì nền tảng tri thức sẽ bị hủy diệt bởi thói mù chữ và không tìm đến sách, Ký nhận ra, phải là chữ viết để bảo tồn tri thức và phục hưng dân tộc.

Cậu bé Nguyễn Văn Vĩnh tròn 16 tuổi, len lén từ Hà Nội vào đến Saigon, Trương Vĩnh Ký đang thở những hơi cuối cùng trước lúc không còn dịp để thở.

- Vĩnh này, con phải sang Pháp, tìm đến hội của chúng ta. Chữ quốc ngữ phải được kế thừa và phát huy. Các đời vua họ Nguyễn sẽ không ý thức được tầm quan trọng của nó.

Sử sách còn ghi chép cẩn thận, học giả kế thừa Truyền thống uyên bác của Trương Vĩnh Ký chẳng ai khác chính là đứa con của Hà Nội, đại học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Thành viên hội Tam Điểm.
Như thoát được tầng ký ức tự thuở nào, tôi và Phong nhìn nhau. Hai anh em ứa lệ ngậm ngùi nhìn về nhà mồ Trương Vĩnh Ký. Ước mong từ thời Trương Vĩnh Ký đến giờ đã ngót hai trăm năm, ba thế kỷ, vậy mà vẫn chưa hoàn tất công cuộc phục hưng nước Việt.

Cơn gió lạnh phảng phất thổi quanh dưới chân, lớp sương mờ mịt nhanh chóng tan đi. Ánh mặt trời phía bên kia đường Trần Hưng Đạo ửng hồng. Khoảng tối lặng chìm và bình minh đã tới.
 
Last edited by a moderator:

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

HAI CHỊ EM
  • Đông Phương Cẩn 东方瑾
Phần 4 END
HAI NGƯỜI MẸ
  • 绝情绝爱大菠萝
Phần 3 END
Một chạm là say đắm, hai chạm là đấm ngay
  • Đừng chọc cười nữa (Biệt Cảo Tiếu Liễu)
Phần 6 END

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom