• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full Linh ký - An tư công chúa (1 Viewer)

Viet Writer

Và Mai Có Nắng
Ảnh bìa
Tác giả
Tĩnh Thủy
Thể loại
  1. Cổ đại
  2. Linh Dị
Tình trạng
Hoàn thành
Lượt đọc
11,346
Cập nhật

Thông tin: Truyện Linh ký - An tư công chúa - tác giả: Tĩnh Thủy​



Lời nói đầu.
Bấy giờ Vua nước Nam là Nhân Tông Hoàng Đế, Thượng Hoàng là Thánh Tông Hoàng Đế, nước dưới thời Trần có thể nói thịnh về nhiều mặt, hai Vua đều nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, sự nghiệp trùng hưng sáng người muôn thuở, hai Vua đều ưu du cõi Tam Muội*, tìm dấu đạo nhất thừa*, để tâm nơi kinh Phật, nói là để siêu thoát xong chưa phải bổn phận của người đế vương, nhưng nhìn chung các Vua đều có thành tựu, được sử lưu danh là Vua Hiền.
(*Tam Muội: còn gọi là tam ma địa, tam ma đế…Là sự thiền định, hành giả học được phép tam muội lìa dứt được mọi tạp niệm, tà đoạn, tâm linh không còn bị xao động. *Nhất Thừa: đạo nhà Phật cho rằng Phật pháp là con đường duy nhất giải thoát được chúng sinh, đưa tới cõi niết bàn nước Phật.)
Vào thời bấy giờ, sự mâu thuẫn ngấm ngầm giữa triều đình nhà Trần với thế lực nhà Nguyên phương Bắc được xem như đã tới cao trào, do có nhiều sự kiện các Vua nhà Trần, từ Vua cha tới Vua con, trong nhiều năm liền, đều cùng chống đối lại người Bắc, có ý bất phục. Những việc chống đối đó đều được sử sách ghi chép lại cụ tỉ, ví như;
Năm Thiệu Long thứ 14, tức năm 1271, Tống Hàm Thuần năm thứ 7, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 8, Mông Cổ đặt quốc hiệu là Đại Nguyên, có việc trọng đại, sai sứ sang dụ Vua Thánh Tông sang chầu, Vua kiếm cớ bệnh không thèm đi.
Một năm sau, tháng tư mùa hạ, sứ Nguyên là ngột lương sang hỏi giới hạn của cây cột đồng cũ do Mã Viện* trồng năm xưa, Vua trả lời: “Thời gian đã lâu, cột đồng đó bị dân Nam phá đi rồi, không còn dấu tích gì nữa, rồi tiễn sứ.”
(*Mã Viện: danh tướng Trung Hoa, con cháu của Mã Siêu, Ngũ Hổ Tướng nước Trung Hoa thời Tam Quốc, tướng này nhận lệnh Vua Ngô tới đánh hai Bà Trưng, đánh dẹp được xong thì dựng lên một cột đồng, nói: “Nếu cột này đổ, ta san bằng nước Nam (cột đồng này gãy, dân Giao Chỉ mất nòi), do đó người dân nước Nam, bấy giờ là quận Giao Chỉ của Trung Hoa, ai đi qua đều ném một viên đá xuống gốc cây cột đồng cho nó không đổ, dần dà bồi đắp thành bãi bồi đá, thời Vua Thánh Tông chẳng biết nó mất chưa hay Vua không thích cho sứ xem thì nói thế.)
Lại bốn năm sau, tới năm 1276, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt dẫn quân đi đánh Giang Nam, cho sứ sang thuyết Vua nghe về sáu việc như điều dân cho người Nguyên, giúp quân đội người Nguyên, dọn đường cho quân Nguyên, vân vân…Vua chối phắt cả sáu điều, kiếm cớ thoái thác, sứ Nguyên đành hậm hực trở về. Từ đó Vua Nguyên càng ghét.
Hai năm sau nữa, tới năm 1278, Thượng Hoàng Trần Thái Tông mất, Vua Thánh Tông nhường ngôi cho con là Nhân Tông lên ngôi, còn mình lui về làm Thượng Hoàng, nước Nguyên nhiều lần bực bội đã dòm ngó từ lâu, nay nhân việc Thái Tông mất, có ý mưu tính nước ta, liền sai lễ bộ thượng thư là Sài Thung sang nước ta, lấy cớ việc lên ngôi mới không xin mệnh mà tự lập, đòi Vua mới sang chầu, Vua Nhân Tông không sang, sai quan là Trịnh Quốc Toản đi sang thay mình, Quốc Toản bị Vua Nguyên giữ lại không cho về, chẳng hiểu phải trải qua chuyện gì ở nước ngoài, sau chết bên Trung Hoa.
...Một năm sau, tới năm 1279, nước Nguyên đánh úp nhà Tống Trung Hoa một trận ở Nhai Sơn, Vua quan nhà Tống bỏ trốn ra biển rồi kéo nhau nhảy xuống biển mà chết, qua bảy ngày có tới mười vạn thi hài nổi lên ở mặt biển, trong đó có Vua Tống, thế là năm đó nhà Tống mất.
Bấy giờ Vua Nhân Tông biết được tin này thì trong lòng lo lắm, nay nước Tống mất rồi thì sẽ tới nước Việt liền đó thôi, liền sai chú là Trần Ải sang hầu sứ nhà Nguyên để cầu hiếu.
Năm 1281, Trần Ải sang Tống, người Tống giữ lại, phong cho lên làm Vua nước Việt thay cho Nhân Tông, rồi sai quân lính đưa về lại nước Nam nhậm chức và truyền thư trách phạt Nhân Tông.
Nhân Tông nghe xong nổi giận xé nát thư, sai các tướng đánh giết hết quân hộ tống, đoạn tống giam rồi xử trị tội phản quốc của chú là Trần Ải. Các sứ Nguyên đều bỏ về.
Bấy giờ việc làm đó như giọt nước tràn li, ai ai cũng biết trước được kết cục sẽ có chiến tranh với nhà Nguyên.
Ngay trong thời gian đất nước có sự biến loạn ấy, tình cảm qua nổi lên, đã có một chuyện tình sử giữa một vị tướng quân trẻ tuổi với công chúa con Vua, mối tình đầy oan trái, hào hùng và bi tráng, lại cũng ma mị và huyền huyễn, còn lưu danh mãi tới ngàn đời sau…
….
1634819601060.png
 

Danh sách chương

  • Loading...

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom