• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full Hot Uông xưởng công full (25 Viewers)

  • Chap-366

Chương 366 : Chương 366NẶNG NHẸ




Vụ việc của Bình Hoài Thự gây rối loạn Kinh Triệu đã nhanh chóng hạ màn sau khi Vĩnh Chiêu Đế hồi kinh.



Vĩnh Chiêu Đế ra lệnh xử tử Tiết Triệu Tôn và khám xét tịch biên cả gia tộc họ Tiết, đàn ông thì bị tống vào ngục, phụ nữ và trẻ em thì bị lưu đày.



Thái Phủ Tự có tội đã sơ suất trong việc kiểm tra giám sát, chính khanh Thái Phủ - Tào Hoành Xích, thiếu khanh Diêu Văn Tắc và các quan viên khác đều bị phạt nửa năm bổng lộc, ba năm không được thăng thứ bậc. Đồng thời thông báo việc này trước văn võ bá quan trong triều, để họ lấy đây làm bài học, ngăn chặn triệt để nạn tham ô.



Vĩnh Chiêu Đế cũng có hình phạt thích ứng cho phủ Vĩnh Lạc Hầu và nhà họ Vệ.



Trên điện Tuyên Chính, Vĩnh Chiêu Đế đã khiển trách phủ Vĩnh Lạc Hầu không biết dạy bảo con gái, gây tổn hại cho nước nhà, sau đó ra lệnh hạ tước vị của phủ Vĩnh Lạc Hầu xuống thành phủ Vĩnh Lạc Hầu Bá, còn lệnh cho Vĩnh Lạc Hầu Bá chủ động nhường tước vị cho người tài đức, giao tước vị cho con trai thứ của ông ta là Tề Lâm kế thừa.



Về phần nhà họ Vệ thì bị tịch thu toàn bộ số tiền thu được từ vụ Bình Hoài Thự, lệnh cho Tề Thích cáo lão hồi hương tự kiểm điểm, trong vòng ba năm không được đặt chân vào Kinh Triệu, bắt giam Vệ Văn Lễ vào ngục, ba đời của nhà họ Vệ không được phép ra làm quan.



Các quan viên trong triều đã sớm dự đoán được kết quả này. Thật ra, họ không mấy quan tâm đến việc phủ Vĩnh Lạc Hầu và nhà họ Vệ chịu phạt ra sao. Điều họ quan tâm là thái tử và Ngũ hoàng tử cuối cùng sẽ thế nào?



Cách Vĩnh Chiêu Đế xử phạt hai vị hoàng tử này cũng rất đơn giản, thể hiện rõ bên nặng bên nhẹ. Bên nhẹ là thái tử.



Hoàng thượng chỉ nói thái tử bị kẻ gian che mắt, không được đảm đương việc giám quốc nữa, giao trách nhiệm cho thái tử học tập thêm về công việc quản lý triều chính, đồng thời lệnh cho thái tử phi vào cung theo Hoàng hậu nương nương học hỏi hiền đức.



Bên nặng tất nhiên là phủ Ngũ hoàng tử. Sau khi Vĩnh Chiêu Đế lệnh cho Tả Dực Vệ áp giải Tề thị về phủ, đã ra thông cáo nói rằng Tề thị thiếu phẩm chất và tài năng làm Ngũ hoàng tử phi, bởi vậy lệnh cho Tề thị trở lại phủ Vĩnh Lạc Hầu Bá, chọn một người hiền thục khác làm Ngũ hoàng tử phi.



Ngũ hoàng tử bị cấm túc ba tháng, không có lệnh của hoàng thượng thì không được ra khỏi phủ; Trưởng sử Hứa Luyện của phủ Ngũ hoàng tử “không biết uốn nắn cho hoàng tử, không có công lao gì hết”, bị cắt chức và đuổi ra khỏi Kinh Triệu, bổ nhiệm trưởng sử khác.



Các quan viên ngoài miệng hô vang “Hoàng thượng anh minh” với từng ý chỉ của hoàng thượng, nhưng trong lòng đều suy nghĩ sâu xa.



Hoàng thượng xử phạt như vậy, liếc mắt một cái là có thể thấy được bên nào nặng, bên nào nhẹ.



Mặc dù các quan viên trong triều cảm thấy vụ việc của Bình Hoài Thự khó bề phân biệt, bất kể là thái tử hay Ngũ hoàng tử đều không thể rửa sạch hiềm nghi hoàn toàn. Nhưng những ý chỉ mà hoàng thượng đưa ra thể hiện rõ ông ta tin rằng việc này là do Ngũ hoàng tử làm, nghiêng về ý kiến thái tử vô tội.



Xem ra, hoàng thượng vẫn rất coi trọng thái tử.



Nghĩ tới đây, quần thần đã có nhận định càng rõ ràng hơn về địa vị của thái tử, dù thái tử có phạm sai lầm lớn thì địa vị vẫn tương đối vững chắc.



Sau khi nhận được ý chỉ, Trịnh Phồn chán nản ngã xuống đất, hai mắt trợn to, không muốn tin đây là kết quả cuối cùng.



Rõ ràng Tề thị đã nhận hết tất cả tội lỗi, rõ ràng khi đó y vẫn luôn ở trên đường cùng đội ngũ tham gia lễ tế lớn, sao phụ hoàng còn phạt cấm túc y?



Thời gian ba tháng không dài, nhưng bản thân mệnh lệnh cấm túc đủ khiến người ta sợ hãi.



Nghĩ kĩ ra thì những hoàng tử bị giam lỏng trước đây, về cơ bản đều bắt đầu từ lệnh phạt cấm túc.



Sao phụ hoàng... lại đối xử với y như vậy?



Hoàng quý phi Phạm thị cũng khiếp sợ trước tin tức này, nước mắt lưng tròng, người bà ta run rẩy, trông càng yếu đuối mong manh hơn.



Phạm thị nghĩ đi nghĩ lại vẫn không hiểu nổi, cuối cùng nghiến răng, ra lệnh: “Gọi người kia đến đây! Chẳng phải cô ta đã nói đây là diệu kế sao? Bổn cung muốn nghe xem cô ta giải thích thế nào?”



Đại cô cô Hồi Nhạn nhanh chóng vâng lệnh rời đi, một lát thì vội vàng trở về với sắc mặt hoảng hốt, nói rằng: “Nương nương... người đó... người đó đã chết rồi!”



Phạm thị bỗng mở to mắt, gần như không dám tin vào những gì mình vừa nghe thấy.



Chết rồi, người đó chết rồi? Chết đột ngột vào lúc này?



Trong đầu Phạm thị bỗng hiện lên đủ mọi hình ảnh: Người đó nói với bà ta thế nào, người đó phân tích hoàng thượng không thích nhà công thần ra sao, người đó nói phủ Vĩnh Lạc Hầu sẽ liên lụy đến phủ Ngũ hoàng tử như thế nào…



Bà ta đã tin vào những điều đó nên mới vội vàng cho gọi con trai mình đến, bảo y nghĩ cách thoát khỏi mối quan hệ với phủ Vĩnh Lạc Hầu.



Bà ta đã làm được như những gì người đó nói, nhưng kết quả là con trai bị phạt cấm túc, còn Ngũ hoàng tử phi mà bà ta từng không ngớt lời khen ngợi lại bị trả về nhà mẹ đẻ.



Đến giờ phút này, Phạm thị mới hoàn toàn hiểu rõ: Bà ta đã bị người mình luôn tin tưởng lừa gạt!



Bà ta không nhịn nổi mà nằm úp mặt xuống bàn, vừa khẽ bật khóc vừa lẩm bẩm: “Hoàng nhi, là mẫu phi... mẫu phi hại con rồi!”



Thế nhưng, người kia đã chết, bà ta cũng chẳng có chỗ để trút hận, càng không thể đòi lại công bằng cho con trai mình.



Người cảm thấy nhẹ nhõm về việc xử phạt này, đương nhiên chính là thái tử Trịnh Trọng.



Vốn dĩ sau khi hoàng thượng hồi kinh thì công việc giám quốc của thái tử đã chấm dứt, bây giờ chính thức tuyên bố hắn không thể giám quốc, đồng nghĩa với việc hắn không phải chịu bất cứ sự trách phạt nào.



Điều này nghe khó tin, nhưng lại khiến hắn cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và vui mừng.



Hắn còn tưởng phụ hoàng sẽ giận hắn, tưởng rằng ông ta sẽ xử phạt hắn thật nặng, ai ngờ lại giơ cao đánh khẽ.



Trịnh Trọng dần dần yên lòng, hắn cảm thấy có kết quả như thế này thì phủ thái tử đã thuận lợi thoát được một kiếp nạn.



***



Uông Ấn và Diệp Tuy đang đi dạo trong vườn hàn mai. Hai người vừa thưởng mai vừa thảo luận về tình hình của Kinh Triệu.



“Thế lực nhà họ Vệ giờ đã vô dụng, thái tử không chỉ đơn giản là mất đi một cánh tay đắc lực, nhưng nhìn chung lại tránh được một kiếp nạn.”



Bề ngoài thì thái tử không bị trách phạt, nhưng không phải là không chịu tổn thất gì, có điều so ra vẫn tốt hơn phủ Ngũ hoàng tử một chút.



Uông Ấn rất đồng ý với ý kiến của Diệp Tuy. Hắn nói: “E rằng thái tử sẽ gặp khó khăn đây.”



Lần này thái tử không bị xử phạt, không có nghĩa là chẳng có chuyện gì.



Trái lại, không bị xử phạt nghĩa là hoàng thượng đã có suy nghĩ khác.



Theo Uông Ấn thấy, đây mới là lúc thái tử chuẩn bị gặp phải họa lớn, không biết bản thân thái tử đã nhận thức được chưa.



Diệp Tuy lắc đầu, nói: “Nếu thái tử đã biết thì chắc sẽ không thở phào nhẹ nhõm.”



Uông Ấn chậm rãi thả bước, thỉnh thoảng nghiêng người nhìn Diệp Tuy và thản nhiên tiếp lời: “Cho dù thái tử có biết hay không thì với tình hình này, bổn tọa quyết định sẽ giúp hắn.”



Thật sự thì Uông Ấn đã sớm bắt đầu hành động.
 

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom