• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full NGƯỜI ĐƯA CƠM (1 Viewer)

  • Chương 5

13.

Tôi gấp rút xuống tầng, sau khi xuống tầng, lại thấy Hình Tuệ Na đứng ở cửa đợi tôi.

Tôi nhìn thấy cô ấy vẫn còn hơi ho/ảng, nhưng cô ấy lại bất ngờ lên tiếng trước: "Đừng sợ, đã qua giờ tý rồi, l/ệ qu/ỷ chỉ hại người vào giờ tý nửa đêm, bây giờ cậu không sao nữa rồi. Đợi trời sáng rồi xuống núi, sau này cũng đừng quay lại nữa. Thực ra cậu vẫn có thể đến, chỉ là sau này ngoài mấy câu được dặn ra thì những câu khác cũng đừng nói."

Tôi nhìn Hình Tuệ Na, thấy cô ấy dường như không có ý định làm hại tôi, bèn nhỏ tiếng hỏi: "Rốt cuộc là chuyện gì vậy? Cô là người hay là qu/ỷ?”

Hình Tuệ Na nói: "Tôi không muốn nhắc đến chuyện của mình."

"Vậy... cô biết cặp mẹ con kia xảy ra chuyện gì không?"

Hình Tuệ Na bỗng thở dài một hơi, nhưng khi cô ấy thở dài, tôi đứng trước mặt cô ấy lại chẳng cảm nhận được hơi thở nào.

Hình Tuệ Na nói:"Bọn họ cũng là hai người đáng thương..."

Cô ấy kể cho tôi nghe, cặp mẹ con này vốn dĩ là vợ con của ông nhà giàu.

Trước kia cả nhà ông nhà giàu sống rất khổ cực, dựa vào thửa ruộng ba miếng trong núi miễn cưỡng sống qua ngày.

Nông dân với nông dân, thực ra cũng có chênh lệch rất lớn.

Nông dân miền Bắc có nhiều đất đai, hàng năm đủ nuôi sống bản thân, việc trồng trọt đã trở thành một ngành kinh doanh, có khi kiếm được một khoản lãi nhỏ, có khi thì lỗ vốn.

Còn nông dân miền Nam thì khác, ngày xưa cả nhà già trẻ chỉ sống trên vài thửa ruộng, có khi cơm còn không đủ ăn nên bao năm qua ở các vùng nông thôn miền Nam có tục lệ ăn khoai lang. Không phải thích ăn khoai lang, mà là đất trồng trọt quá ít, không trồng khoai lang thì sẽ ch/ết đói.

Cả nhà ông nhà giàu vốn bần hàn, nhưng tốt xấu ra sao cũng vẫn có thể sống qua ngày, cho đến một hôm, ruộng đất hoa màu của họ bị một cơn bão ph/á ho/ại, cả nhà chịu đói, ông nhà giàu biết còn trồng trọt sẽ không có ngày ngóc đầu được, ông ấy không nhẫn tâm để vợ chịu đói thêm, đã một mình đơn độc rời thôn đi tha hương kiếm sống.

Vì vậy vợ và con gái của ông ấy vẫn luôn ở trong núi chờ chồng quay về.

Cứ thế chờ đợi cũng đã hai năm.

Hai năm trôi qua, ông nhà giàu quả thật đã kiếm được tiền. Ông ấy mang theo của cải quay về nhà, cả nhà sống hạnh phúc, họ cứ tưởng cuối cùng cũng có một cuộc sống hạnh phúc, sau này họ sẽ chuyển đến thành phố. Người vợ đã chịu đựng nhiều năm vất vả không khỏi báo tin vui cho nhà mẹ đẻ, cô chỉ muốn nói cho cả thế giới biết rằng chồng của cô cuối cùng đã thành công, cuối cùng họ cũng đã vượt qua được những năm tháng đó.

14.

Con người luôn muốn chia sẻ niềm vui, đạo lí đơn giản về việc giữ của cải chỉ những người bình thường sau khi họ trở nên giàu có trong những năm gần đây mới hiểu rõ.

Chú bên nhà vợ nghe nói cháu gái đã phát tài, vừa hay ông ta lại là một tay cờ bạc lâu lắm, sớm đã th/ua sạch mọi thứ trong nhà. Ngày ông nhà giàu vào thành xem nhà, muốn mua một căn nhà mới cho vợ con. Còn ông chú này vì để có tiền chơi mạt chược trở mình, nửa đêm ông ta đã lẻn vào nhà cháu gái, ai ngờ lại bị đứa trẻ nửa đêm đi vệ sinh nhìn thấy.

Người vợ vô cùng phẫn nộ, muốn đưa người chú mình đến đồn công an, nhưng thời đó người ta trấn áp rất nghiêm, việc bắt quả tang tr/ộm cắ/p không có dễ dàng như bây giờ.

Người chú kia vô cùng s/ợ h/ãi, cuối cùng hoặc là không làm, còn đã làm thì phải làm cho đến cùng, ông ta đã gi/ết ch/ết hai mẹ con.

Người xấu rất nhanh đã bị bắt, khi đó không cần tòa án phán quyết gì đó, trực tiếp kéo đi, đọc t/ội da/nh của ông ta một lần, sau đó liền lôi đi x/ử t/ử.

Mặc dù người xấu đã phải nhận hình phạt, thế nhưng nỗi că/m h/ận của người vợ khó có thể tiêu tan.

Khổ cực bao năm, chịu đựng bao nhiêu người co/i th/ường, bây giờ cuối cùng cũng có thể trở mình, cuối cùng cũng có thể đưa con về sống trong ngôi nhà lớn cùng với chồng.

Ấy vậy mà lại là giấc mộng hoàng lương*.

*"Hoàng lương" có nghĩa là kê vàng. Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, vào hàng cơm nghỉ chân. Có một lão già cho mượn một cái gối nằm. Lư Sinh ngủ và chiêm bao thấy đỗ tiến sĩ, làm quan to, vinh hiển hơn 20 năm, gia đình hưng vượng, con cháu đầy đàn. Tỉnh ra mới biết ấy chỉ là một giấc mộng. Nồi kê nhà hàng còn chưa chín. Ý nói giấc mộng đẹp và ngắn ngủi.

Người vợ vì tiếc nuối, o/án hận càng ngày càng nặng, cuối cùng lại biến thành l/ệ qu/ỷ.

Đứa con đơn thuần như tờ giấy trắng, ở cùng l/ệ qu/ỷ mẹ lâu ngày, cũng bị ảnh hưởng biến thành l/ệ qu/ỷ con.

15.

Sau khi Hình Tuệ Na kể câu chuyện này cho tôi, cô ấy liền xoay người rời đi, dường như không muốn nói nhiều thêm với tôi nữa.

Còn tôi lại mất ngủ cả đêm.

Sáng sớm ngày hôm sau tôi xuống núi, ông nhà giàu hỏi tôi có sao không, tôi lắc đầu hỏi ông ta: "Tôi đã biết chuyện vợ con ông rồi, vì sao lại thuê tôi đi đưa cơm cho họ?”

Ông nhà giàu để lộ ra nét đau buồn, ông ta đau thương nói: "Cậu biết rồi sao? L/ệ qu/ỷ hại người sẽ gi/ết người thân trước tiên, tôi là người bố trong gia đình này, nếu như tôi xuất hiện bên cạnh họ, họ sẽ mất kiểm soát suy nghĩ mà muốn kéo tôi ch/ết cùng. Sau khi vợ tôi ch/ết, tôi vẫn không bước thêm bước nữa, bởi vì tôi mãi không thể quên được từng có một người con gái đã chờ đợi tôi, nhưng lại rời xa tôi trước khi có được hạnh phúc. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng đợi. Mặc dù cách nói này để miêu tả về cha mẹ nhưng nó lại rất phù hợp với vợ tôi. Thực sự nếu như vợ con muốn tôi đi cùng họ, tôi cũng không có oá/n h/ận gì, chỉ là…”

Ông ta lau nước mắt, tiếp tục nói: “Chỉ là bố mẹ tôi và bố mẹ cô ấy, ai sẽ chăm sóc được đây? Tôi sống vật vờ những năm này chính là để chăm sóc chu đáo bố mẹ hai bên. Đợi đến khi bốn người già qu/a đờ/i, tôi cũng có thể không mắc nợ mà đi tìm cô ấy rồi. Tôi có thể nói với cô ấy… anh đã chăm sóc chu đáo cho bố mẹ em rồi.”

Tôi nói: “Ông không lo họ hại tôi sao?”

Ông nhà giàu đáp: “Tôi lo chứ, thì chiếc giỏ tre kia mới kỳ lạ.”

Ông nhà giàu nói cho tôi biết, công việc của tôi tên là người đưa cơm.

Người đưa cơm cúng m/a qu/ỷ.

Thông thường, người đưa cơm thời xưa đều là những người vô tội bị người nhà người ch/ết gi/ết hại, người nhà người ch/ết sợ l/ệ qu/ỷ gi/ết người thân nên cố tình gi/ết một người vô tội, họ mời cao nhân tới khiến người đưa cơm mất đi thần trí, chỉ chịu trách nhiệm đưa cơm cú/ng cho l/ệ qu/ỷ.

Ông nhà giàu không làm được loại chuyện này nên đã thuê người đưa cơm.

Mỗi ngày ông ta đều mua một giỏ tre mới, sau đó nhỏ m/áu mình vào trong sơn đỏ, sơn cẩn thận lên trên, thế nên mỗi lần cầm giỏ tre tôi đều có cảm giác dinh dính.

Mùi m/áu ta/nh của người thân có thể che đậy hơi thở của tôi, l/ệ qu/ỷ sẽ không gi/ết người đưa cơm vì nghĩ người đưa cơm không phải là người sống.

Để tránh cho tôi bị l/ệ qu/ỷ phát hiện, mỗi ngày ông ta đều phải lấy m/áu mình, dùng giỏ tre mới, sơn mới, m/áu mới rút, có như vậy mới có thể bảo đảm được mùi m/áu ta/nh đủ nồng.
 

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom