• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.ME SANG VIETWRITER.VIP TỪ NGÀY 1/4

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (3 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 58: HÌNH DẠNG MA QUỶ

[Ma áo trắng tóc dài, quỷ có nanh vì sao vậy?...]
Có nhiều bạn thắc mắc thế nào là ma - quỷ, tại sao có người thấy ma trong hình hài áo trắng, tóc dài, lúc thì máu me khi thì chả khác gì khi còn sống?
Và tại sao quỷ bận áo đỏ, có nanh dài?
Đêm trăng này cùng MQDGK làm một bài tìm hiểu nhỏ để rõ thêm nhé.
“Ma” còn được gọi là hồn ma, ám chỉ chỉ hồn của người chết xuất hiện ở thế giới của người đang sống. Những phác họa về hình thái tồn tại của ma rất đa dạng và có thể khác nhau tùy theo từng khu vực, từng nền văn hóa, hay thường được mô tả nhiều nhất là một cái bóng trắng tóc dài, bóng đen hay chết như thế nào thì hồn ma cũng như thế đó. Những hồn ma chứa nhiều oán khí hơn và qua quá trình tu luyện, tích được nhiều oán khí thì được gọi là “quỷ”. Vì thế “quỷ” cũng muôn hình vạn trạng chẳng kém gì “ma”. Trong đêm trăng này, hãy cùng Ma Quỷ Dân Gian ký điểm qua những hình dạng ma quỷ phổ biến nhất trong dân gian của người Việt.
KHÁI NIỆM “MA - QUỶ”
Người Việt cho rằng con người có ba hồn, nhưng vía thì nam có bảy, còn nữ có chín. Khái niệm “ma”, đơn giản chính là hồn và vía của con người sau khi chết.
“Quỷ” là oan hồn vất vưởng lâu năm, chất chứa nhiều cảm xúc tiêu cực. Những vong hồn này cực mạnh và nguy hiểm hơn tất cả những hồn ma khác.
❌
PHÂN LOẠI
Sự khác nhau về ma quỷ rất rõ ràng và tách bạch nhau. Theo đó ta có thể dựa vào những yếu tố sau đây để phân biệt:
-----
1f47b.png
Đối với “Ma” thường được chia làm các loại:
** Vong hồn: là người chết trong 49 ngày, có những vong hồn còn nhiều “duyên nợ” với kiếp người, chưa thể đầu thai chuyển kiếp ngay thì sau 49 ngày vong hồn vẫn nán lại trong không gian mà chúng ta đang sống. Khi đó vong hồn được gọi là Ma (hồn ma).
** Hồn ma (oan hồn): là những vong không cam tâm đi siêu thoát, tìm mọi cách nán lại dương thế hay né tránh việc quan sai đến bắt nên trở thành oan hồn vất vưởng, chết chưa hoàn thành tâm nguyện, chết dã man quá dễ thành oan hồn...
** Cương thi: Người chết biết đi do bị ma mượn xác, do các thầy pháp bắt giữ.
** Ma giấy, búp bê: Hình nộm giấy, nhựa sau khi đốt sẽ thành ma giấy.
------
1f479.png
Đối với “Quỷ” thì cũng được biết đến với các loại thường thấy sau:
+ Quỷ do ma nghiệp chướng nặng hóa thành.
+ Quỷ hình thành do thuật tu tập, người cố ý chết để trở thành quỷ để báo thù riêng.
+ Quỷ dưới địa ngục: quỷ sai làm nhiệm vụ thi hành hình phạt dưới địa ngục.
+ Quỷ nghiệp chướng quá nặng bị nhốt dưới địa ngục (Ngạ Quỷ - Hay xuất hiện các chuyện về rằm tháng 7).
Người sát sinh làm điều ác nghiệp chướng quá nặng chết dễ biến thành quỷ.
❌
ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH DẠNG
** Hình dạng của ma:
Đúng như câu "hồn ma bóng quế" nên khó thể xác định rõ hình dáng của nó. Ma không có hình dáng cụ thể, được miêu tả là những cái bóng trắng mờ ảo như những hạt li ti của bong bóng xà phòng vỡ ra, thường là tóc dài bù xù bay phất phơ, áo trắng dài đến gót chân nên không nhìn thấy chân, mắt trũng sâu, da mặt trắng bệch.
Song song đó, hình dáng của ma cũng là hình dáng của người khi còn sống. Chẳng hạn như, một đứa bé sau khi chết sẽ là ma mang hình dáng một đứa bé, một người lớn sau khi chết sẽ mang hình dáng một người lớn, những thai nhi chưa được sinh ra sau khi chết sẽ mang hình dáng của người chết từ kiếp trước khi đi đầu thai. Thậm chí, có những mô tả còn ghê rợn hơn rằng, người chết mất đầu thì ra dáng ma cụt đầu, chết cụt đôi tay thành ma cụt tay, hay chết lúc mặt bị biến dạng thì hình dáng cũng sẽ y hệt như thế.
** Hình dạng của quỷ:
Khác với ma, quỷ có hình dáng rõ ràng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Quỷ mang hình dáng ghê rợn hơn ma với đôi mắt đỏ ngầu như hòn than, thường có răng nanh dài hay móng vuốt nhọn. Và thường đi kèm thêm máu me bê bết phản ánh hình ảnh của nó khi chết. Vốn dĩ, quỷ được cho là bậc cao hơn của ma đã tu luyện lâu năm, tích tụ oán khí nên vô cùng tàn ác, hại người.
❌
QUAN NIỆM DÂN GIAN VỀ MA QUỶ
Dân gian hay truyền khẩu cho nhau nghe, về những hồn ma mà họ thấy có những điểm tương đồng khi còn sống. Tức, chết như thế nào thì linh hồn sẽ như thế ấy, vì thế quần áo mà các hồn ma mặc cũng sẽ khác nhau.
Ngày xa xưa, khi con người còn sống thô sơ thì người nam chết thường chỉ được liệm bằng cái khố nâu nên lúc thành ma cũng sẽ là một linh hồn mặc khố nâu. Đối với người nữ thường mặc yếm đào và váy làm từ da động vật. Khi chết thành ma cũng cũng sẽ mặc yếm đào cùng với váy da động vật. Điều đặc biệt là nếu chết ở chùa thì hồn ma thường khoác lên người trang phục màu nâu hoặc đồ chùa để phân biệt, đó là ma ở chùa.
Theo thời gian, con người có những cải tiến về đời sống lẫn trang phục thì hình dạng về ma cũng thay đổi theo. Con người chết đi thành ma sẽ thường là những cái bóng đen hoặc trắng. Theo đó, hồn ma nữ khi là mặc váy trắng hoặc đỏ, đen. Hồn ma nam cũng thường mặc áo đen hoặc trắng. Dân gian còn tin rằng, khi người sống hay có thói quen gì, chết thành ma vẫn giữ thói quen đó. Nếu nam nữ hay đội nón, cầm quạt, đeo khăn… thì thành ma cũng sẽ mang những vật dụng đó theo bên người.
Ngoài ra, việc ma xuất hiện là do có điều gì đó muốn truyền đạt cho người sống. Có khi là muốn báo oán, hay có điều gì uẩn khúc ở dương thế chưa thực hiện được. Hoặc chỉ đơn giản là linh hồn người chết muốn dõi theo những người thân còn sống.
Bên cạnh đó, từ xa xưa dân gian đã có những câu truyền miệng khá là ví von để ám chỉ sự vật, con người hay hiện tượng nào đó gắn liền với ma. Ví như, để chỉ những kẻ khôn quá thì “kẻ ma mãnh”, “thằng ranh ma”, “ranh như ma”... Ám chỉ tình trạng người ngợm bẩn thỉu thì “bẩn như ma lem”. Hoặc muốn nói ai đó có tình trạng mất cân bằng về tinh thần thì “như ma nhập”, “bị ma ám”, “xấu như ma”... Mục đích để biểu đạt những hàm ý không được tốt đẹp, chứ không hẳn là có ý đồ hại người.
Đối với quỷ, dân gian thường truyền tai nhau về những chuyện quỷ hại người, có thể bắt ma để làm nô sai, hay ăn ma hồn bay phách tán. Để tiêu diệt được quỷ thường là thần tiên, thần phật hóa giải nghiệp chướng cho quỷ. Hoặc các thầy pháp có thể bắt được quỷ, nhưng nếu chẳng may có thể bị quỷ bắt lại. Ngoài ra, các quan sai dưới địa ngục cũng có thể đi tuần để bắt quỷ. Vì thế, dân gian có câu “nhất quỷ, nhì ma…” cũng chính là lời cảnh báo đáng sợ về loài quỷ.
NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN “MA QUỶ”
** Ma quỷ thường xuất hiện ở đâu?
Ma thường tập trung ở những địa điểm chứa nhiều âm khí. Thường là các cây to và lâu năm, như cây đa, cây si, cây gạo, cây bàng… Tiếp đó là những nghĩa địa, những căn phòng thiếu ánh sáng, ẩm thấp và bí khí, hoặc những đoạn bờ sông có nhiều người chết trôi… và cả những công trình kiến trúc đã suy tàn hay bị bỏ hoang.
Bên cạnh đó, ma thường ở quanh quẩn nơi mà mình đã chết. Nếu người nào chẳng may chết ngoài đường, bệnh viện… thì sẽ được người thân làm một lễ cúng để gọi hồn về nhà.
Với quỷ, là một loài nguy hiểm được xác định là có thể xuất hiện bất cứ khi nào, đặc biệt là ở những nơi hoang vu hay có nhiều người chết. Vì ngoài việc quấy phá con người, quỷ còn bắt ma để hầu hạ cho mình.
** Khi nào con người thấy được ma quỷ?
Chúng ta thường hay nói người “yếu bóng vía” thì dễ gặp ma, còn người nào “nặng vía” thường rất khó thấy được ma. Theo đó, người nặng bóng vía hay yếu bóng vía là người hình thành khí âm dương trong cơ thể không đồng đều với nhau.
Nếu phần dương nhiều hơn phần âm thì người này nặng bóng vía. Người này rất cứng rắn và không bao giờ nhìn thấy người cõi âm. Khi người này mở hàng người khác sẽ khiến công việc của người đó ế ẩm. Đối với người có phần âm nhiều hơn phần dương, là người yếu vía. Người này dễ bị thao túng vì thế sẽ rất dễ nhìn thấy ma. Cách nhận biết người này là họ mở hàng thì việc buôn bán rất suôn sẻ, đông người mua.
Hiện tượng “quỷ nhập tràng” được xem là hình dạng con người đội lớp quỷ. Tức là, khi đó con người có thể đã thấy quỷ. Vì thứ tà ma nhập vào con người không bình thường nữa. Quỷ nhập vào thân xác con người và đòi hỏi nhiều thứ: từ thịt sống, oi thiu… hay thậm chí hại người để đạt điều đó muốn.
** Tại sao lại là ma bóng trắng và tóc dài?
Trong rất nhiều câu chuyện về ma mà chúng ta được nghe kể lại, hình dạng ma luôn gắn với áo trắng và tóc dài. Hình dạng này nhiều đến mức nếu ai đó kể về một con ma không mặc áo trắng và tóc dài thì câu chuyện đó sẽ kém tính thuyết phục ngay lập tức.
Tại Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, thậm chí Nhật Bản, trong nhiều đám tang truyền thống người ta mặc màu trắng và đeo khăn tang cũng màu trắng. Ở Việt Nam, nhiều người sau khi khuất còn phải đặt vải liệm trắng lên mặt. Màu trắng trong truyền thống người Châu Á mang tới điều gì đó ma mị hơn, bí ẩn hơn, dẫu vẫn rùng rợn vô cùng.
Hơn nữa, có vô số câu chuyện về các hồn ma là cô gái mặc váy trắng, tóc dài nhiều hơn bất cứ loại ma quỷ nào khác, và kỳ lạ là trong mọi nền văn hóa, đất nước đều có.
Trên thực tế, chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã từng thấy qua một “bức ảnh ma” có hình dạng mặc áo trắng tóc dài hay cái bóng đen mờ ảo. Đó là những “bằng chứng” mà con người đưa ra để củng cố cho hình dạng ma quỷ mà họ đã “nhìn thấy” và chụp được. Và cũng theo nhiều nhà nghiên cứu siêu nhiên, tâm linh, họ cho rằng bởi ma là linh hồn, tồn tại dưới dạng vật chất không thuộc thế giới này, nên khi hiện hình nó luôn thoắt ẩn thoắt hiện, trong suốt, vô định và giống cái bóng trắng. Có một lý giải dễ dàng chấp nhận hơn, màu trắng là màu dễ thấy nhất vào đêm tối, cảm giác sợ hãi sẽ cao độ hơn.
** Tại sao lại là quỷ đỏ? Có sừng, có nanh hay móng vuốt?
Nếu gán ghép cho ma có màu trắng thì quỷ sẽ có những màu mang tính nóng và đậm hơn: màu đỏ, màu đen, màu xanh hình thành nên và được cho là màu của “quỷ”. Cho nên con người mô tả quỷ có hình dạng như: lưỡi đỏ, mắt xanh thâm đen xì, có nanh hay móng vuốt... nhằm bộc lộ rõ hơn sức mạnh của quỷ.
Dựa vào những tích xưa của dân gian Việt Nam thì hình tượng quỷ xuất hiện từ ngàn đời xưa, với đặc tính hung bạo, người gai góc, có phép thuật và hại người: Quỷ Xương Cuồng, Chằn Tinh… Qua thời gian dài tiếp thu văn hóa từ Á Đông đến phương Tây, nơi vốn nổi bật với những hình tượng quỷ còn đáng sợ hơn: Bạch cốt tinh, quỷ satan… Từ đó, hình dạng của quỷ lúc nào cũng xuất hiện với dáng vẻ vô cùng gay góc, dữ tợn.
❌
Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN
Ma quỷ có thật hay không vẫn là câu hỏi mà không phải cứ trả lời là sẽ có người tin. Nhưng có một điều phải khẳng định rằng, từ ngàn xưa, ma quỷ đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm văn học, thơ ca, thành ngữ… để kể về một câu chuyện hay hiện tượng tâm linh nào đó mà con người không lý giải được.
Và đặc biệt phổ biến bậc nhất bây giờ, hình dạng ma quỷ vẫn hiện diện vô cùng phong phú trên phim ảnh thông qua trí tưởng tượng vô tận của con người. Điều này là minh chứng cho sự đa dạng về hình dạng ma quỷ, không chỉ dừng lại ở những hình dạng xưa cũ nữa mà ma quỷ đã là một hình tượng nghệ thuật trong tâm trí con người hiện đại.
 

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom