Hot Thanh xuân chờ (1 Viewer)

Advertisement
Advertisement
  • Chương 37

“Nếu như trưởng thành phải trả một cái giá. Thì đó là...vô giá!



Kiến Văn đứng sau lưng, cằm hắn chạm ngang đỉnh đầu tôi. Những lúc thế này thật khó dùng từ để tả, tôi chỉ biết bản thân đang lén cười, lén vui vẻ trong thoáng chốc.



Cuộc đời hắn có lẽ không biết được chuyến xe buýt vào giờ tan tầm đáng sợ bao nhiêu. Cả tôi và cả hắn đều bị kẹp chặt cứng, tôi thi thoảng nhìn lên thấy cả gân xanh trên trán Kiến Văn, cánh tay hắn chắn ngang vai tôi run run.



“Cậu...”. Tôi đột nhiên không muốn nói ra ý nghĩ của mình nữa.



“Đừng động đậy!”. Thêm một đợt rung chấn truyền lên từ bánh xe.



Khung cảnh bên ngoài đặc biệt ồn ào, người ta chạy mưa, gấp rút ngược xuôi. Còn ở chỗ tôi, chỉ cách trái tim đang thình thịch của Kiến Văn một tấm lưng, vẫn đặc biệt ồn ào, vội vã, tấp nập chẳng kém bên ngoài là mấy.



Trái tim con người ta vốn dĩ là một thứ rất sinh động. Nói thế bởi lẽ chỉ lặng lẽ nằm ở một góc ngực trái, nhưng lại có thể khiến chân tơ kẽ tóc người ta vì từng nhịp đập mà thổn thức rung chuyển.



Nước mưa đáp trên mặt kính xe chảy dài, giống như một bước vẽ từ vô thức được phác hoạ. Tôi không dám thở mạnh, sợ đả động đến người đằng sau. Bóng dáng hắn phảng phất trước cửa kính lờ mờ, hình như hắn cũng đang quan sát tôi như tôi đang thầm lặng mà quan sát hắn...



“Cậu có sợ trời mưa không?”. Hắn chỉ chống một tay, tay kia vẫn đút trong túi quần. Nhìn xuống đỉnh đầu, hỏi.



Tôi kì thực có chút bối rối, hơi thở đều đều trên đỉnh đầu rất nhột. “Chúng ta còn có cách nào khác sao? Cuối cùng cũng phải xuống ở một trạm xe nào đó...”



“Cậu có tin trời sẽ hết mưa trước khi chúng ta xuống xe không?”



Tôi: “...”. Thế giới này vốn không có nhiều điều kì diệu.



Nhưng Kiến Văn lại là một trong số vốn liếng kì diệu ít ỏi tôi có. Bên ngoài thật sự tạnh mưa...



Chúng tôi bước xuống xe, dẫm xuống đống nước còn đọng lại dưới rãnh cống tại trạm dừng. Không khí có chút lạnh, tôi đang nổi da gà, lông tay dựng đứng.



Tôi kín đáo giấu tay ra sau cặp sách đeo phía lưng, không muốn để hắn thấy.



“Đi thôi!”



Hắn phủi phủi bụi mưa dính trên tóc, ngước lên hỏi: “Lâm Hạ Ân, cậu cũng định chuyển nhà à?”



Chúng tôi đứng trước căn biệt thự sơn trắng của Ánh Dương nửa đùa nửa thật với nhau.



“Nơi này xa nhà cậu không?”



Hắn không nghĩ gì nhiều, thuận miệng đáp: “Không xa lắm!”



Tôi nhếch môi, trêu đùa một chút: "Thế thì tôi vẫn là nên chuyển đi xa nơi này một chút. Tốt nhất là thật xa tên đáng ghét nhà cậu”



“Được, vậy chúng ta đến nơi khác tìm...”

Kiến Văn nắm bả vai tôi xoay ngược lại, miệng luyên thuyên nói lời trêu ghẹo: “Tôi nhất định tìm cho cậu một căn tốt...”



Tầm nhìn của tôi khựng lại ở căn nhà đối diện mắt mình, mãi đáp trên chiếc xe đạp kiểu dáng thể thao dựng trước hiên nhà bên cạnh. Đó là chiếc giống của Tuấn Phong y như đúc, dựng trước hiên ngôi nhà ba tầng sơn màu trắng cùng tông.



Tâm trí tôi dường như bị nhiễu loạn bởi cái tên của một người nào đó quá nhiều...



“Hạ Ân...”



Tôi chưa muốn đáp lại, mắt vẫn nhìn chằm chằm.



“Lâm Hạ Ân!”



Tôi hẫng nhẹ, mỗi khi đột nhiên mất tập trung sẽ giật mình. “Cậu...cậu gọi tôi à?”



Kiến Văn nheo mắt tò mò nhìn theo. Tôi và hắn đột nhiên cùng nhìn chằm chằm một chiếc xe đạp. “Có phải cậu cũng cảm thấy....”



Nhưng không...



“Cậu lại thích cả căn đó nữa à? Tham lam đến như vậy!”



Tôi mở cửa lớn đi vào bên trong, không để tâm đến hắn đang ngó nghiêng xem xét đủ thứ đằng sau lưng.



Kiến Văn tiêu diêu tự tại như nhà không người, dáng vẻ cái gì cũng ngắm nghía giống như một vị khách thực sự đến xem nhà.



Tôi thay dép, đi lên cầu thang. Mọi hành động đều rất tự nhiên và quen thuộc, bởi lẽ cô bạn thân của tôi đã từ lâu lắm không đem thủ tục chào đón mỗi khi tôi đến chơi nhà.



Hắn nhìn lên: "Này, cậu đi đâu thế?“



Chân tôi bước lên từng bậc cầu thang lát đá sang trọng, tiện miệng trả lời: “Tìm người!”



“Không phải nói là xem nhà sao. Nhà này có người ở à?"



Tôi lười quan tâm nhất chính là những lúc đầu óc hắn không thông.



“Tôi có nói thế bao giờ đâu!”



Ánh Dương nằm dài trong phòng, nghe âm thanh phát ra từ máy vi tính là biết con nhỏ đang chơi game điện tử với mấy cái tên ảo mà nó hay gọi là "hảo hán".



Ô cửa sổ siêu lớn chiếm hầu hết mặt tường bên trái mở tung, bên ngoài trời còn tàn dư sau cơn thịnh nộ. Trời tối đen, không trăng không sao.



Tôi đi lại đóng chặt cửa sổ, hắng giọng: “Không biết bên ngoài mưa lớn sao, cửa giả cũng không thèm đóng vào”



Nó không nhìn tôi cũng không động đậy. Tôi thở dài, kéo tai phone trên tai con nhỏ xuống: “Dưới nhà có khách đấy!”



Nó tiếp thu rất nhanh, buông điện thoại xuống điên cuồng gặng hỏi: “Ai thế? Là ba tao về sao?”



Tôi đột nhiên không nhịn được mà bật cười. Quan hệ cha con của họ chính là e sợ lẫn nhau như vậy, không hoà không hợp.



“Không phải!”



“Vậy là ai chứ?”



Đúng lúc này bên ngoài vẳng vào tiếng bước chân, tôi và Ánh Dương nhìn nhau rồi cùng phi ra cửa.



“Lâm Hạ Ân, cậu ở trong đó không bị làm sao đấy chứ?”. Ánh Dương xem biểu hiện che miệng cười không thành tiếng của tôi thì đơ ra. Có vẻ như Kiến Văn vẫn chưa lưu thông được chuyện về “căn nhà” này.



Con nhỏ lườm, thì thầm mắng tôi: “Hai người gần đây cải thiện không tồi đấy nhỉ?”



Tôi lắc lắc đầu, ngấm ngầm phủ nhận. Kiến Văn bên ngoài vẫn đang phát ra động tĩnh bằng việc gọi tên tôi.



Không hẳn là sai, đúng là có chút cải thiện! Kết quả của việc cải thiện là hắn xuất hiện chăm chỉ với tần xuất dày đặc hơn. Nhưng chỉ dừng lại ở mức này!



“Tên thiếu gia đó còn dám bám đuôi mày đến tận đây cơ à!”. Con nhỏ lại tiếp tục thầm thì trao đổi với tôi, cách hắn một cánh cửa gỗ.



Tôi sắp không nhịn cười nổi nữa: “Cậu ta đến xem nhà!”. Đến đoạn này thì dây thần kinh cười bị phóng túng.



Tôi mong chờ phần này đã lâu, đợi chờ một bữa ngon sơn hào hải vị từ con nhỏ. Nhưng kết quả lại bất ngờ rẽ vào một con ngõ cụt. Hai hộp mì tôm cắm dĩa đặt trên bàn ăn xoay, bán kính đại khái khoảng hai mét vô cùng lạc lõng và chênh vênh.



Hai người họ, ý tôi là Ánh Dương và Kiến Văn. Ngồi ở hai đầu của chiếc bàn ăn hình tròn, lườm nguýt lẫn nhau, tiếp diễn hình thức chiến tranh bằng ánh mắt.



Tôi ngồi xuống một góc khác trên chiếc bàn lớn, ngoan ngoãn ăn mì.



“Cậu tới đây làm gì?”. Ánh Dương khoanh tay trước ngực, hất hàm hỏi.



“Tôi...”



“Xem nhà à?”. Hai người bọn họ ngắt lời nhau. “Thế nào? Căn nhà nhỏ của tôi có làm cậu vừa ý không?”



Đến đây tôi nghĩ hắn đủ thông minh để nhận ra bản thân đã “được” tôi đem ra trò đùa...



Kiến Văn khẽ liếc tôi.



“Phân tích một chút. Màu sơn hơi lỗi thời, kiểu kiến trúc có chút lạc hậu, và nội thất bày trí thì quê mùa”. Tôi nuốt chửng thức ăn trong miệng, có thể thấy Ánh Dương sau mỗi dấu phẩy đã chuẩn bị sẵn cơn điên trong người. “Nhưng cậu ấy nói thích căn này”. “Cậu ấy” là dùng để chỉ tôi.



“Ra giá đi!”



Tôi sốc đến độ miệng không ngậm lại được...



“Cao Kiến Văn, cậu dám...”. Ánh Dương của tôi gầm gừ đủ điều chỉ thiếu nước xông tới xé xác hắn. Cũng may, tôi kịp ngăn hai người họ lại.



Đình chiến xong thì mỗi người một nơi, tôi phụ Ánh Dương dọn dẹp căn bếp vắng người giúp việc mấy ngày trở nên bừa bộn.



Hắn “nằm” đợi tôi bên ngoài trên ghế sofa, dáng vẻ vô cùng thoải mái và hưởng thụ.



Phòng bếp nằm ở hướng Tây chéo sang căn biệt thự trắng, tôi đứng một bên lau chén đũa, không dấu được tò mò mà thăm hỏi: “Có hàng xóm mới phải không? Trước đây hình như không phải sơn màu đó!”



Ánh Dương gật gật vẻ không để tâm, trả lời theo chiều thuận miệng nói ra: "Ừm. Chuyển tới đầu tuần trước thì phải, tao không để ý lắm!”



Dây thần kinh của tôi căng lên, đó là khoảng thời gian trùng với ngày cậu chuyển đi.



“Sao thế?”. Ánh Dương khều tay.



Tôi cười gượng, lắc nhẹ đầu: “Không...không có gì đâu”. Tim tôi đột nhiên đập nhanh.



——



Tối chủ nhật, “lại” chen chúc trên chuyến xe buýt mà vào giờ “siêu” cao điểm. Toàn người là người nườm nượp lên xuống, xe qua mấy trạm dừng không có chỗ trống.



Gia Luân quên laptop ở nhà, cái gọi là sở trường “hậu đậu” của anh em tôi từ khi trở thành ruột thịt. Tôi vai đeo ba lô, tay xách túi, kì thực nhìn tôi giống một người bận bịu.



Ngày mai Gia Luân có bài luận văn phát biểu trước trường thay mặt cho toàn khoa. Toàn bộ tài liệu cần thiết đều nằm trong tay tôi, vì thế tôi đành phải chấp nhận đi một chuyến xa giao đến tay lão.



Lần quên này đã là lần thứ không thể đếm trên đầu ngón tay trong một kì học.



Lắc lư trên xe một hồi khiến đầu óc tôi xoay mòng mòng.



Gác lại chuyện đó, điện thoại của tôi thật sự bị Gia Luân khủng bố. Liên tục nhận cuộc gọi, liên tục nhắn tin hỏi định vị. Xe buýt rung lắc liên hồi, không khí ngộp thở rút hết kiên nhẫn của tôi.



“Đi đến đâu rồi hả?”



Tôi áp điện thoại sát tai chỉ nghe được ngắt quãng, sau đó lại lí nhí trả lời: “Còn một trạm chuyển xe nữa là tới. Anh kiên nhẫn một chút có được không? Em...”. Chiếc xe chết tiệt phanh gấp một cái hại tôi đập cái “bịch” vào thành xe. Đau đớn phát ra tiếng kêu bên đầu dây bên kia. “Gia Luân, lần này anh không thể nói là em không nể tình anh em được nữa đâu”. Tôi đau khổ một tay xách túi một tay ôm đầu, thật sự muốn cáu gắt.



Bước ra từ chuyến xe cuối cùng, chưa kịp thở anh tôi đã lao tới, phía sau là cát bụi mịt mù. Lão chộp lấy tôi, à không là chộp chiếc cặp tôi đang đeo, hai mắt sáng bừng vuốt ve chiếc laptop đã cũ: “Đúng là ông trời phù hộ! Tốt thật!”



Tôi giãy nảy, nói không ra hơi: “Người phù hộ anh đứng ngay trước mặt đây!”



Gia Luân chỉ kịp lườm nguýt tôi mấy cái thì quay lại kí túc ngay để đẩy nhanh tiến trình cho ngày mai. Chúng tôi thế mà đã mấy ngày không gặp, Gia Luân gần đây thường xuyên ở kí túc xá hơn là về nhà. Chuyện học rất bận, có thể hiểu được!



Trường đại học của Gia Luân là ngôi trường có danh tiếng không nhỏ ở thủ đô, cái tên nói ra có thể khiến ba mẹ tôi hãnh diện vì có đứa con trai tài giỏi.



Tôi còn nhớ khi tôi lên cấp hai, anh tôi đã nói thích nơi này. Cách nói thích của một đứa con gái đối với một cái gì đó rất đơn thuần, ngây ngô và mộng tưởng. Nhưng khi ấy đối với cậu con trai 16, 17 tuổi như anh tôi thì “thích” đã vượt qua danh giới mộng tưởng và chạm ngưỡng ước mơ!



Kết quả là cậu con trai 16,17 tuổi năm đó nói “thích” bây giờ đang ngày ngày ra vào trốn học đường này những mấy lần. Đứng nhìn tấm lưng của anh trai tôi quay người về phía cổng trường, có chút kì tích lại có chút buồn. Tương lai quả nhiên là thứ buộc người ta phải đánh đổi, đánh đổi gì thì...họ biết, tôi biết!



Đột nhiên trong lòng tiếc nuối cái gì đó, lẽ ra tôi nên hỏi anh tôi “đã ăn uống gì hay chưa” hoặc đại loại mấy câu quan tâm anh... Cái gì cũng chưa kịp!



Cái gọi là tâm linh tương thông thế mà không phải chuyện “tâm linh” như giang hồ đồn thổi. Tôi đang vu vơ nghĩ thì Gia Luân gọi điện thoại đến.



“Sao vậy? Nhận ra là anh quên đứa em gái này hả?”. Giọng điệu lạnh nhạt.



“Anh đặt xe cho mày. Đứng ở cổng trường đợi nhé, đừng chạy lung tung”



“Anh...”



“Về nhà cẩn thận. Phải quan tâm ba mẹ đấy!”



Ngay cả thời gian đối thoại lâu một chút cũng không có, tôi có chút bực dọc cúp máy.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom